NGƯỜI VIỆT NAM & CÀ PHÊ

NHỮNG CON SỐ…

Hương vị và văn hóa uống khác biệt là hai yếu tố khác biệt của cà phê Việt Nam.

Theo dữ liệu của Euromonitor, Việt nam có khoảng 19.000 quán cà phê; Chỉ có Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hàn Quốc có nhiều hơn.

Cũng theo dữ liệu của Euromonitor, thị trường cà phê của quốc gia nhiệt đới này đã tăng 13% từ năm 2021 đến năm 2022. Nói một cách dễ hiểu, nhu cầu cà phê nội địa tại Việt Nam cũng rất mạnh mẽ.

Cà phê Việt Nam có quá trình lịch sử sâu sắc, với rất rất nhiều các kiểu quán khác nhau khắp đất nước đã khiến các thương hiệu cà phê toàn cầu khó có thể xâm lấn. Việt nam là nơi có thể tự hào là có nhiều quán cà phê hơn hầu hết mọi nơi trên thế giới. Nhưng bất chấp quy mô quán cà phê tại Việt Nam, các thương hiệu nước ngoài đã vẫn tràn vào chỉ chiếm được một thị phần tương đối nhỏ trên thị trường.

KHI CÁC THƯƠNG HIỆU QUỐC TẾ DU NHẬP…

Việt Nam có thị trường cà phê lớn nhất Đông Nam Á xét về giá trị và số lượng cửa hàng.

Khi Starbucks gia nhập thị trường vào năm 2013, mọi người tự hỏi chuỗi cà phê lớn nhất thế giới sẽ hoạt động như thế nào ở một quốc gia là nhà xuất khẩu hạt cà phê Robusta lớn nhất thế giới. Hãng thông tấn Nikkei Asia có nói rằng Starbucks sẽ đánh dấu 10 năm hoạt động tại Việt Nam bằng cách mở địa điểm thứ 100 nhưng từ chối trả lời câu hỏi liệu họ có sinh lãi ở quốc gia này hay không. Thực tế hiện nay thì chỉ có 0,9 Starbucks trên 1 triệu dân Việt Nam – con số nhỏ nhất trong số 6 nền kinh tế chính của khu vực.

Trong số những thương hiệu chuyển hướng quốc tế sớm, Coffee Bean & Tea Leaf chỉ có 15 cửa hàng sau khoảng 15 năm ở Việt Nam, trong khi Gloria Jeans đã rời Việt Nam vào năm 2017, mặc dù họ đang cố gắng quay trở lại…

… GẶP RÀO CẢN VĂN HÓA CÀ PHÊ NGƯỜI VIỆT

Việt Nam có 87 quán cà phê Starbucks, ít nhất trong số các nền kinh tế lớn ở Đông Nam Á và chưa bằng 1/5 của Philippines mặc dù có mức thu nhập tương đương.

Điều đó cho thấy giá bán món nước chưa phải là rào cản để người Việt Nam ngày càng bén hơn với Starbucks. Starbucks cung cấp một tách cà phê arabica nhẹ với giá tới 5 đô la trong khi các đối thủ cạnh tranh nội địa của Việt Nam bán mọi món cà phê phổ thông với cà phê robusta 1 đô la, loại cà phê có xu hướng đắng hơn nhưng cũng rẻ hơn và có hàm lượng caffein cao hơn so với các loại cà phê arabica.

Vậy rào cản có thể là gì…

NGƯỜI VIỆT THƯỞNG THỨC CÀ PHÊ

Thực tế đã chứng minh là văn hóa cà phê Việt vẫn trường tồn trong suốt 10 năm Starbucks có mặt tại đây.

Giá cả là một trong ba yếu tố giải thích khả năng của các đối thủ địa phương trong việc bảo vệ thị phần của họ trong thị trường trị giá 1 tỷ USD. Hương vị và văn hóa uống khác biệt là hai yếu tố khác.

Người Việt Nam có gu cà phê thiên về đậm vị. Điều này có thể thấy được qua gu ăn uống của người Việt Nam – điều mà đã chứng tỏ rõ bản sắc suốt thời gian qua. Điều nữa là người Việt Nam đa số thích thưởng thức cà phê với nước đá, món espresso nóng truyền thống đa phần là có doanh số không cao tại các quán cà phê. Người Việt Nam hiện nay đã chuộng dần gu cà phê pha máy – espresso café – nhưng là món espresso đá. Với món espresso đá, thì cà phê cần dùng loại hạt có nhiều cafein thì món mới ngon. Đó cũng là rào cản lớn về bản sắc gu vị cà phê của người Việt Nam khi mà các thương hiệu cà phê lớn quốc tế khi vào Việt Nam vẫn thiên về dùng hạt arabica để pha món.

Thị hiếu cà phê của Việt Nam có từ thế kỷ 19, khi thực dân Pháp gieo hạt giống để trở thành nơi trồng cà phê robusta lớn nhất thế giới, và đang có những biến động…

Người Việt Nam đến quán cà phê không hẳn vì lý do lớn là cà phê ngon…Người Việt Nam là cư dân có đặc trưng thích tương tác đối thoại gặp gỡ trực tiếp ở nhiều câu chuyện, chứ không phải ở dạng cư dân có xu hướng lạnh lùng xa cách; Họ có xu hướng rất ấm áp về tình cảm. Họ đến quán để đối thoại, họ hầu như không (hoặc ít khi) đến quán để ngồi một mình cô độc.

Quán cà phê đối với người Việt Nam đó là một dạng không gian công cộng đơn chiều, và như vậy thì sẽ có rất nhiều dạng quán – không gian công cộng – phù hợp cho những đặc trưng cuộc đối thoại khác nhau.

Với khách hàng có xu hướng tình cảm cao và ấm áp, thì kiến trúc gu lạnh xa cách có thể sẽ không phù hợp

Với khách hàng

Điều nói bên trên cho thấy các thương hiệu quán cà phê khi du nhập vào Việt nam nên để ý về nhu cầu thẩm mỹ của từng đối tượng khách ở Việt Nam để tổ chức sản phẩm dịch vụ cho phù hợp nhất.

Và nếu chỉ áp dụng một chuẩn gu món và chuẩn dịch vụ, thì đúng là khó và là rào cản thì mở rộng thị phần.

ĐẶC TRƯNG PHỐ THỊ VIỆT NAM

Một rào cản nữa về khác biệt đặc trưng đô thị…

Người Việt Nam rất dễ dàng mở quán: Phố thị VN nói chung không phù hợp kiểu Tây phương với mô hình đô thị ô tô là chủ yếu, người dân ở cách xa nhau. Ở các đô thị lớn Việt nam, xe gắn máy và mật độ dân cư rất sát nhau. Mọi con phố đều có thể được cấp phép mở quán, vì phố ở Việt Nam bản chất là phố thị: Người dân đều được quyền buôn bán mọi thứ, phố không được quy hoạch hay quy định chỉ được ở hay chỉ được buôn bán, mà việc ở và việc buôn bán được phép đan xen nhau.

Do đó, việc cấp phép mở quán cà phê là rất dễ dàng, cùng với chi phí mở quán cũng không quá lớn và khung pháp lý không quá khắt khe, quán cà phê phố ở Việt Nam phát triển rất mạnh và rộng. Tại những khu đô thị mới, là những thị trường mới có độ tăng trưởng nhu cầu cao, thì quán cà phê phố be bé có xu hướng phát triển rất nhanh và mạnh.

Và khi cường độ quán – điểm bán gia tăng nhanh chóng và manh múm mang tính kinh tế hộ gia đình, thì các thương hiệu quốc tế càng gặp rào cản lớn khi muốn gia tăng thị phần tại đây, ngay cả khi họ muốn thực hiện các thương vụ M&A cũng khó mà chiếm lĩnh được thị trường.

NGƯỜI VIỆT NAM ĐẾN QUÁN BẰNG XE GẮN MÁY

Dường như đô thị Việt Nam được thiết kế chủ yếu để lưu thông xe gắn máy. Vì thực tế tại các đô thị lớn hiện hữu hoặc ngay cả các đô thị mới thì việc bố trí độ lớn các tuyến giao thông và quy hoạch nhà ở nhà thương mại là như nhau, các tuyến giao thông cộng cộng phát triển rất chậm không kịp đi đôi song hành phát triển kinh tế đô thị. Nói như vậy để thấy trong thời gian dài sắp đến người dân vẫn sẽ dùng xe máy cá nhân để lưu thông là chủ yếu.

Khác với một số đô thị lớn các nước khác, người dân có thể đến các trung tâm thương mại để kết hợp mua sắm và thưởng thức ly cà phê trong đó bằng cách sử dụng phương tiện giao thông công cộng hữu dụng.

Riêng ở Việt nam hiện nay, người dân vẫn sẽ đi cà phê bằng xe máy cá nhân là chủ yếu. Họ rất dễ ghé vào các quán cà phê phố để đi cà phê, chứ họ không muốn quá rườm rà đi gởi xe rồi đi từ hầm trung tâm thương mại rồi mới lên vài tầng mới kiếm được một chổ cà phê. Và sự thật là cho dù khi đó có kiếm được chổ có bán cà phê ở đó, nhưng cà phê chưa chắc hợp gu, giá lại cao dễ gây ra điều khó chịu trong lòng. Và khi đã khó chịu, thì đâu ai muốn háo hức tìm về ly cà phê ở đó, mà họ sẽ tìm món khác, vì ở đó có điều hòa không khí xịn, ghế êm.

Thay lời kết

Mở quán bán lẻ là phải thấu hiểu đặc trưng khách hàng

Cư dân – khách hàng – mỗi nơi có thể mỗi khác. Riêng ở Việt Nam, người dân có cá tính vả bản sắc cao, họ đã có lịch sử lâu đời thưởng thức cà phê. Khi gu cà phê đã là bản sắc, thì việc mở quán khiến họ phải thay đổi bản sắc là việc khó thành công trong thời gian ngắn.

VỚI CAFFE SAPHIE

Chúng tôi là nhà rang, với hiện nay có 12 gu hạt cà phê.

Nhiều gu hạt để phù hợp cho nhiều gu món cà phê tại nhiều các nơi khác nhau trên khắp thế giới

Chúng tôi đã kiến tạo hẳn hệ sinh thái riêng để hổ trợ đồng hành khách làm quán.

Xin vui lòng đừng ngại khi muốn liên hệ thêm với chúng tôi, tại:

CAFFE SAPHIE & TOPATEA

28 Mai Chí Thọ – P. An Phú – Tp Thủ Đức – Tp HCM.

(S4.0018 ShopHouse – The Sun Avenue)

Hotline: (+84) 2873054568; (+84) 902.610729

Bài viết liên quan
Translate »